
“ Hữu hình” trong “ vô hình”, nét vẽ phản ánh rõ ràng tinh thần của người vẽ, cùng với màu sắc, bố cục…cho đến kĩ thuật, kinh nghiệm, và thậm chí là cảm xúc…tất cả đều góp phần tạo nên “ bút lực” – điều tiên quyết tạo nên cái “ hồn “ của bức tranh, bao gồm cả sức hấp dẫn và giá trị nghệ thuật.
Đường nét ( hay nét vẽ ) là một phần quan trọng trong bút lực, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bị tâm trạng, cảm xúc và tinh thần của người vẽ tại thời điểm sáng tác.

Khi vui vẻ nét vẽ có thể linh hoạt, phóng khoáng, nhanh nhẹt và cực kì thỏa mái
Khi “suy tư” nét vẽ có thể chậm rãi, cẩn trọng
Khi run sợ nét vẽ có thể do dự, ngập ngừng, nhút nhát
Khi giận dữ nét vẽ có thể mạnh mẽ, thô ráp
Khi thư thái nét vẽ có thể nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển.

Tâm trạng khi kết hợp với tốc độ ( nhanh – chậm ) và lực nhấn ( mạnh – nhẹ ), đường hướng, hình dạng nét, kể cả chất liệu của từng họa cụ lại tạo ra sự biến thiên liên tục trong thành phẩm.
Ví dụ “hứng khởi” tạo ra nét vẽ phóng khoáng, nhanh nhẹn, lướt cọ “ luôn tay” cùng lực nhấn khi mạnh để tạo ra nhiều hiệu ứng hòa màu, khi nhẹ để điều khiển “ chạy màu”, khi nét thẳng để nhìn rõ chí hướng khi nét cong để tự do bay lượn, cùng với 1 cây cọ mới tinh – có đầu lông mềm mại – để tạo màu êm hay 1 cây cọ cũ – cứng – để tạo ra các xớ màu vừa xơ vừa sợi,…thì đã là 1 hiệu ứng đầy rung đụng và mang đậm dấu ấn của tinh thần người vẽ ngay tại từng khoảnh khắc “ bắt lấy “ và “ buông “ cọ rồi.

Những yếu tố “ vô hình “ trên biến đổi liên tục trong quá trình sáng tác nên các nét vẽ trong bức tranh thành phẩm hoàn toàn không đồng nhất, điều này lại làm cho bức tranh trở nên sống động và chân thực hơn bao giờ hết.
Vậy thì hiểu về mối tương quan giữa tâm trạng và nét vẽ cũng là một cách hiểu sâu sắc hơn về quá trình sáng tạo nghệ thuật, gồm cả bối cảnh sáng tác, nội tâm người vẽ và ý nghĩa của 1 tác phẩm nghệ thuật.
