Chi tiết tranh vẽ
Hoả lân
In Stock
- Chất liệu: Sơn dầu
- Kích thước: 80 cm x 120 cm
- Năm sáng tác: 2023
Trong giao thoa, tiếp biến văn hóa, con lân xuất hiện trong bộ tứ linh và đã trở thành linh vật có vị trí quan trọng trong mỹ thuật phong kiến Việt Nam
Con lân thời Nguyễn là tên gọi khác của con nghê thời trước Nguyễn, chịu ảnh hưởng nhiều từ con Phật sư ( sư tử ) của văn hóa Phật giáo Ấn Độ.
Lân được tạo hình bằng thủ pháp ghép tạo từ một số bộ phận của các con thú khác, để tạo thêm sức mạnh và bộc lộ sự linh thiêng.
Lân đối với người Trung Hoa được miêu tả có đầu nửa rồng nửa thú, có sừng, tai chó, trán lạc đà, mắt quỉ, mũi sư tử, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò, vảy cá chép. Tánh nết hiền lành, không ăn thịt con thú khác, chỉ ăn cỏ nên được gọi là con vật từ tâm hay nhân thú.
Tương truyền kì lân có 2 đứa con, là kim lân và hỏa lân, cùng giáng thế để bảo vệ hòa bình chốn nhân gian.
Trong văn hóa Việt Nam hình tượng con lân là biểu tượng của triều đại thái bình. Theo tinh thần Nho giáo, con lân là hình ảnh của một triều đại vững bền, có đức vua anh minh. Ở khía cạnh khác, con lân còn là sự biểu thị cho lòng trung quân, tín nghĩa. Vì vậy lân xuất hiện khắp mọi nơi, từ các công trình dành cho vua đến các cung điện, lăng tẩm, phủ chúa và cả nhà rường dân gian Huế đều có hình tượng con lân ở phía trước các bức bình phong, ở cổng chính, hay trang trí trong nội thất.