Chi tiết tranh vẽ
Cá hoá long
Hết hàng
- Chất liệu: Sơn dầu
- Kích thước: 80 cm x 120 cm
- Năm sáng tác: 2023
Biểu tượng “hóa” ( biến hóa ) là một trong những nét đặc trưng của trang trí kiến trúc triều Nguyễn được sử dụng để chuyển thể các hình tượng thực vật, đồ vật, con người thành các hình tượng linh thiêng ( tứ linh ) thể hiện mong muốn gửi gắm ước nguyện của con người, của một triều đại, của một xã hội phong kiến: mưa thuận – gió hòa, thái bình – thịnh trị,…
Cá hóa long là một chi tiết trang trí kiến trúc phổ biến, tượng trưng về việc khổ luyện thành tài, thăng tiến; tượng trưng cho nhân cách thanh cao dạng tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.
“ trên trời có cây hóa kiểng
dưới biển có cá hóa long.”
Xuất hiện ở hầu hết các lăng tẩm, đền miếu,…hình ảnh Cá hóa long là một nghệ thuật trang trí mang sự dung hòa của tam giáo đồng nguyên: Phật, Nho, Lão ( do dân cư bao gồm người Chăm bản địa, người Việt và người Hoa nhập cư sau này ) đánh dấu một trong những nét đặc trưng của nghệ thuật triều đại này.
Ngày nay nhắc đến điển tích cá hóa long người ta sẽ nghĩ đến thủy danh Long Môn ( cửa rồng – một đoạn của sông Đà, tỉnh Hòa Bình ) bởi ở đây sinh ra một loại cá quý, tên là Anh Vũ, một loài cá vượt Vũ môn ngoài đời thực.